04/10/2023
Đồng chí Võ Thị Nhung - PGĐ Sở NN&PTNT tỉnh Nghệ An: Thăm và kiểm tra các mô hình kinh tế trên địa bàn huyện.
Lượt xem: 151
Nhằm thực hiện đạt kết quả cao Nghị quyết 18/2021/NQ-HĐND Ban hành Quy định một số chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2022 – 2025, chiều ngày 4/10, đoàn công tác của Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh do đồng chí Võ Thị Nhung - Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh làm trưởng đoàn đã về thăm và kiểm tra mô hình Hồng không hạt ở xã Thanh Lĩnh. Tham gia cùng đoàn ở huyện có các đồng chí Lê Đình Thanh - Phó Chủ tịch UBND huyện, lãnh đạo, chuyên viên phòng nông nghiệp huyện.
Đoàn kiểm tra mô hình vườn Hồng của gia đình bà Trần Thị Liên - Thôn Đồng Thượng xã Thanh Lĩnh.
Hồng nói chung và Hồng không hạt nói riêng được đánh giá là loại cây khỏe mạnh, sinh trưởng tốt trên nhiều điều kiện đất và không cần nhiều công đầu tư chăm sóc, tưới tiêu. Cây trồng chỉ sau 3-4 năm sẽ cho quả, hàng năm thu hoạch từ khoảng tháng 7 đến giữa tháng 9 âm lịch, rộ nhất vào dịp Tết Trung thu. Quả Hồng không hạt có hình tròn dài, vỏ màu xanh hoặc vàng, khi chín ruột chuyển màu vàng đậm, nếu chín tại gốc cây có màu đỏ, vị ngọt, thơm và rất giòn nên đựợc rất nhiều người ưa thích. Nắm bắt được sở thích của người tiêu dùng và thị trường tiêu thụ, những năm gần đây cây hồng không hạt đã được nhiều hộ gia đình trên địa bàn xã Thanh Lĩnh đưa vào trồng để chỉnh trang vườn, tạo vườn mẫu và để tăng thu nhập. Đến thời điểm này, toàn xã Thanh Lĩnh đã trồng được 4ha Hồng không hạt.
Người dân thu hoạch Hồng để ngâm bán cho thị trường.
Theo người dân cho biết, 1kg Hồng bán ngoài thị trường với giá từ 30-35 ngàn đồng/kg. Xác định rõ được lợi thế về gíá trị kinh tế của cây Hồng không hạt, trong thời gian tới xã Thanh Lĩnh sẽ lựa chọn đây là một trong những loại cây trồng chủ lực của địa phương. Qua kiểm tra của của đoàn, đồng chí Võ Thị Nhung - Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn đã đánh giá cao giá trị của cây Hồng không hạt. Đồng thời mong muốn: cấp uỷ chính quyền địa phương tiếp tục quan quan tâm để nhân rộng mô hình, từng bước xây dựng Hồng không hạt trở thành đặc sản của địa phương và đạt sản phẩm OCOP.
Tiếp đó, đoàn đã đi kiểm tra mô hình nuôi dam đồng của gia đình ông Nguyễn Văn Bình ở thôn Mỹ Chùa xã Thanh Tiên. Với diện tích 1000m2 nhưng gia đình anh Bình đã quy hoạch một cách khoa học thành các khu vực trồng hoa, cây cảnh; trồng rau sạch; trồng cây ăn quả; chăn nuôi gia súc, gia cầm; đầu tư hệ thống nước tưới tự động.
Đoàn kiểm tra mô hình nuôi dam và chạch đồng tại Thanh Tiên.
Để đa dạng hoá sản phẩm nhất là nâng cao thu nhập cho gia đình, bước đầu gia đình anh đã đầu tư hơn 200m2 để làm ao nuôi chạch và dam đồng.Từ khi nuôi đến khi thu hoạch là 3 tháng. Mỗi năm anh thu hoạch được 4 lứa, mỗi lứa trừ chi phí gia đình anh còn thu lãi 15 triệu đồng. Đây cũng là mô hình chuyển đổi cơ cấu kinh tế cho thu nhập cao. Với việc lấy ngắn nuôi dài nên gia đình co thu nhập quanh năm.
Hữu Thịnh - Trung tâm VHTT&TT huyện