Thực hiện chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi nhằm nâng cao giá trị trên đơn vị diện tích. Trong thời gian qua trên địa bàn huyện Thanh Chương đã xuất hiện rất nhiều mô hình kinh tế cho thu nhập cao, mở ra hướng đi mới cho người dân trên địa bàn.
Là
một trong những người có nhiều kinh nghiệm về nuôi hươu ở xã Thanh Xuân anh
Nguyễn Quang Huấn ở xóm Kim Sơn cho biết: gia đình anh đã nuôi hươu cách đây
hơn 20 năm, thời điểm nuôi cao nhất là 30 con. Quá trình nuôi cho thấy: Hươu là
con vật dễ nuôi, không phải đầu tư nhiều về chuồng trại, thức ăn dễ kiếm, cách
chăm sóc dễ dàng. Nhờ nuôi hươu mà gia đình anh có cuộc sống khá giả hơn so với
trước. Chia sẻ với chúng tôi anh Nguyễn Quang Huấn
vui mừng cho biết: Hiện tại gia đình
cho 15 con hươu lấy Nhung. Mỗi năm trừ các khoản cho phí, gia đình anh còn thu
về trên 150 triệu đồng. Để nhằm đáp ứng với nhu cầu của thị trường cũng như tạo
điều kiện cho các hộ nuôi hươu lấy nhung trên địa bàn ngoài đầu tư các loại máy
cắt nhung gia đình anh còn đứng ra thu mua nhung cho các tất cả các hộ trên địa
bàn với giá cao.
Sản phẩm nhung hươu của người dân xã Thanh Xuân được anh Nguyễn Quang Huấn thu mua.
Theo
các hộ dân cho biết, nhung hươu hiện nay được bán với giá cao bình quân mỗi kg
bán từ 11- 12 triệu đồng nên nhân dân đã rất tích cực trong nuôi và phát triển
hươu lấy nhung. Ngoài xã Thanh Xuân, hiện nay mô hình nuôi hươu lấy nhung đã xuất
hiện ở rất nhiều địa phương khác trên địa bàn huyện như Thanh Lâm,Thanh Liên,
Thanh Tiên, Thanh Ngọc…
Bên
cạnh phát triển các mô hình chăn nuôi, trong thời gian qua trên địa bàn huyện
Thanh Chương còn xuất nhiều mô hình cây trồng sản xuất hàng hóa ngắn ngày như
bí xanh, mướp lấy xơ. Đối với mô hình trồng mướp lấy xơ, đây là năm đầu tiên Hội
nông dân huyện triển khai thực hiện mô hình ở các xã Thanh Tiên, Thanh Hòa và
Thanh Chi với tổng diện tích 5ha. Tham gia mô hình, ngoài được tập huấn KHKT, hỗ
trợ giống, vật tư, phân bón,…thì công ty còn về thu mua sản phẩm tại các cánh đồng
với giá 4000/kg. Các sản phẩm làm từ xơ mướp như miếng rửa bát, nông tắm, lót
giày, túi xách,… Ngoài ra, đối với những quả phát triển không đều thì công ty sẽ
cho nhân dân thu hái non để sử dụng hoặc cung cấp cho thị trường. Theo tính
toán của người dân mỗi ha trừ chi phí, người dân còn mang về từ 150-200 triệu đồng,
cao hơn nhiều so với các loại cây trồng khác. Anh Dương Đắc Thắng - Chủ tịch Hội nông dân xã Thanh Tiên cho biết:Mô hình trồng mướp lấy xơ cho năng suất và
giá trị rất cao. Mỗi mắt cho một quả, quả to, dài và đều. Đặc biệt là không phải
lo đầu ra của sản phẩm, giá cả ổn định nên người trồng mướp rất vui. Thời gian
tới chúng tôi sẽ tiếp tục mở rộng diện tích.



Sản phẩm của mô hình trồng mướp lấy xơ ở xã Thanh Tiên.
Thực
hiện chủ trương tái cơ cấu ngành nông nghiệp, trong thời gian qua, Hội nông dân
huyện đã làm tốt công tác tuyên truyền, phối hợp với các địa phương để xây dựng
và nhân rộng các mô hình kinh tế bằng các giải pháp thiết thực như hỗ trợ vốn,
KHKT, cho hội viên đi tham quan học hỏi các mô hình và liên kết bao tiêu sản phẩm
cho người dân. Để tiếp tục tạo điều kiện cho nông dân phát triển kinh tế, thời
gian tới, Hội nông dân huyện sẽ tiếp tục đồng hành cùng bà con nông dân, đứng
ra làm cầu nối giữa doanh nghiệp, nhà nông và ngân hàng; giám sát quá trình
liên kết, đánh giá hiệu quả và nhân rộng mô hình. Ông Nguyễn Xuân Khánh - Chủ tịch
Hội nông dân huyện Thanh Chương nói: Để
thực hiện tốt các đề án của UBND huyện trong thời gian qua, Hội nông dân huyện
đã làm tốt công tác tuyên truyền, vận động và đã xây dựng được nhiều tổ liên kết,
hợp tác để phát triển kinh tế. Đặc biệt là đã tranh thủ được nguồn quỹ hỗ trợ
nông dân các cấp, cho hội viên vay vốn để phát triển kinh tế và đã xây dựng được
một số mô hình kinh tế mới như nuôi hươu lấy Nhung, nuôi chồn hương, trồng mướp
lấy xơ,…Thời gian tới chúng tôi sẽ tổ chức theo dõi, tổng kết, đánh giá từng mô
hình cụ thể gắn với liên kết với các doanh nghiệp để xây dựng chuỗi liên kết
bao tiêu sản phẩm cho người dân.
Chuyển
đổi cơ cấu cây, con là một trong những giải pháp quan trọng để thực hiện tái cơ
cấu ngành nông nghiệp theo hướng giá trị gia tăng, phát triển bền vững, góp phần
tăng thu nhập cho người dân ở nông thôn, đa dạng hóa sản xuất nông nghiệp. Chính
vì thế, thời gian tới các cấp các ngành cần làm tốt công tác tuyên truyền, vận
động nhân dân đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, áp dụng KHCN vào sản xuất
chăn nuôi, tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá hiệu quả và hỗ trợ nhân dân
thực hiện thực hiện mô hình đúng theo quy trình, quy định để đạt kết quả cao.
Lan Anh - Trung tâm VH,TT& TT huyện