ĐĂNG NHẬP  
image banner
       
Thị trấn Thanh Chương: hành trình đến đô thị văn minh. Bài 2: những khó khăn buổi ban đầu.
Lượt xem: 116

 

Trong bối cảnh “vạn sự khởi đầu nan”, phải “vừa hành quân, vừa xếp hàng”. Điều đáng ghi nhận là sự hăng hái, năng động, sáng tạo của các thế hệ cán bộ, nhân dân Thị trấn  từng bước vượt qua khó khăn.

Trong muôn vàn khó khăn của buổi ban đầu. Cái khó nhất là về giáo dúc, năm học 1984-1985, chưa có trường lớp, Chủ tịch UBND thị trấn lúc đó là ông Trần Quốc Việt phải xin gửi số học sinh Tiểu học và THCS tạm học cùng với các trường ở Thanh Đồng, Thanh Ngọc, Đồng Văn. Cấp ủy, chính quyền phối hợp với phòng Giáo dục huyện xác định địa điểm, mạng lưới trường lớp, ưu tiên ngân sách, ngược xuôi, vận động các cơ quan, xí nghiệp ủng hộ, thực hiện xã hội hóa, nhanh chóng xây dựng trường lớp để kịp khai giảng năm học 1985-1986.

Cùng với đó thị cũng đã tập trung mọi nguồn lực để xây dựng đường điện, trạm biến thế, phục vụ sản xuất, sinh hoạt,…

Lãnh đạo thị trấn có chủ trương kêu gọi, khuyến cáo những gia đình có truyền thống, có vốn, có nhu cầu và năng lực, đến định cư, mở các cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp, các đại lý kinh doanh, dịch vụ,… nhằm tạo ra bước đột phá về tư duy, nhận thức, “đảo lộn” cơ cấu kinh tế, đưa nhanh tỷ trọng tiểu, thủ công nghiệp, dịch vụ cao hơn nông nghiệp.

Năm 1992, cả huyện náo nức với sự kiện vô cùng trọng đại: Khánh thành cầu treo Dùng. Từ đó đến năm 2014 cầu treo Dùng không chỉ là điểm nút giao thông trọng yếu giữa hai bờ sông Lam mà còn là một cảnh quan sinh động, có tính lịch sử, đáng tự hào của một miền quê còn nhiều khó khăn.

Đất nước bước vào công cuộc đổi mới và hội nhập. Sự quan tâm về công tác cán bộ, về quy hoạch phát triển, sự đầu tư ngân sách qua các chương trình dự án của huyện, của tỉnh và sự nỗ lực hết mình đã tạo cho thị trấn sự phát triển khá nhanh. Năm 1995 đã giải tỏa được khu chợ ngay trước mặt trụ sở, tiếp đó là khu nghĩa trang với trên 100 ngôi mộ kề cạnh cũng được giải tỏa xây dựng sân vận động. Những thửa ruộng lầy thụt được biến thành hai hồ nước và công viên trung tâm, tạo ra cảnh quan tươi đẹp cho đô thị. Năm 1998, nơi làm việc của cán bộ, viên chức đã được xây dựng kiên cố khang trang. Đặc biệt trong năm này tuyến đường Quốc lộ từ Vinh lên Dũng đã được nhà nước đầu tư rải nhựa không những tạo điều kiện cho sự phát triển văn hóa xã hội của cả huyện mà còn tạo điều kiện tốt hơn cho thị trấn phát triển. Năm 2003, xây dựng nhà máy nước, đảm bảo cho 100% hộ dân được dùng nước sạch. Tiếp đó những năm đầu thế kỷ XXI, các đường giao thông quan trọng như đường Hồ Chí Minh, quốc lộ 46B, 46C, các tuyến đường nội huyện được đầu tư nâng cấp, phá đi cái thế “tứ tắc” ngàn đời, mở rộng tầm nhìn và sự giao thương của người dân thời mở cửa.

Tại thị trấn, mở thêm tuyến, nắn thẳng quốc lộ 15B, khắc phục sự cheo leo, “độc đạo”; xây dựng các trục đường giữa các khối, mở rộng không gian theo chiều ngang,... tạo ra một bước thay đổi căn bản diện mạo của trung tâm huyện. Từ đây thị trấn đã có những bước phát triển mới nhanh chóng và vững chắc.

(Còn nữa)

                                                                                    Trần Đình Hà 

Tin tức
  • Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số QG
1