Chỉ thị số 40-CT/TW: Tạo bước đột phá trong thực hiện tín dụng chính sách xã hội.
Qua 10 năm triển khai thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 22-11-2014 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động tín dụng chính sách xã hội (TDCSXH), công tác TDCSXH có nhiều chuyển biến rõ nét. Mô hình tổ chức và phương thức quản lý phù hợp với thực tiễn cơ sở, huy động được nhiều nguồn lực, đáp ứng nhu cầu vay vốn của đông đảo hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn.
Bà Trần Thị Mai Hạnh, Giám đốc
Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) nhìn nhận: Chỉ thị số
40-CT/TW ra đời mang đến “luồng sinh khí mới”, thúc đẩy mạnh mẽ tư duy và trách
nhiệm của các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương, các tổ chức chính trị - xã hội,
tạo sự chủ động trong việc phối hợp triển khai có hiệu quả, đưa hoạt động
TDCSXH ngày càng tăng trưởng và phát triển bền vững cả về quy mô và chất lượng.
Sau khi tiếp nhận Chỉ thị số 40-CT/TW, Chỉ thị số 29-CT/TU ngày
17/6/2015 của Tỉnh ủy Nghệ An, với vai trò là
cơ quan đầu mối, đơn vị đã báo cáo cho Ban đại diện - Hội đồng quản trị
(BĐD-HĐQT) NHCSXH huyện tham mưu cho Huyện ủy ban hành Chỉ thị 19-CT/HU ngày
09/7/2015; cùng với đó, UBND huyện ban hành nhiều kế hoạch, văn bản chỉ đạo các
phòng, ban, ngành, địa phương tổ chức triển khai đồng bộ, toàn diện, đảm bảo
đúng theo tinh thần, chủ trương của Đảng, Chính phủ là “Không để ai bị bỏ lại
phía sau”.

Ban đại diện hội đồng quản trị NHCSXH huyện
sinh hoạt định kỳ triển khai nhiệm vụ.
Một
trong những điểm sáng ghi nhận được ở các địa phương, đó là, các xã, Thị trấn
đều đưa nội dung của Chỉ thị số 40-CT/TW vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã
hội (KT-XH) hằng năm; từ đó, công tác lãnh đạo, chỉ đạo TDCSXH được triển khai
sâu sát hơn. Theo đồng chí Nguyễn Hữu Hiền, Phó Chủ tịch UBND huyện, Trưởng
BĐD-HĐQT NHCSXH huyện, xác định vốn tín dụng ưu đãi là công cụ hữu hiệu, thiết
thực để thực hiện mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, đảm bảo an sinh xã
hội, tạo việc làm. Huyện ủy, UBND huyện luôn dành sự quan tâm và tạo mọi điều
kiện cho hoạt động của NHCSXH trên địa bàn, góp phần đẩy nhanh các chương trình
cho vay đến các đối tượng thụ hưởng. Hằng năm, huyện đều cân đối, bố trí vốn
chuyển sang Phòng giao dịch NHCSXH huyện để bổ sung nguồn lực cho vay, nâng
tổng số vốn ngân sách ủy thác đến nay lên trên 5 tỷ đồng. Tổng dư nợ qua 20
chương trình tín dụng chính sách tại địa phương đến nay đạt hơn 885 tỷ đồng,
giúp cho 14.601 lượt hộ nghèo và
các đối tượng chính sách được tiếp cận nguồn vốn tín dụng ưu đãi vay vốn phát
triển kinh tế, nâng cao chất lượng cuộc sống góp phần thực hiện thành công
chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo của Đảng và Nhà nước đề ra...
Đặc
biệt, trong thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW, từ khi có chủ trương bổ sung các
đồng chí Chủ tịch UBND xã tham gia vào BĐD-HĐQT cấp huyện đã góp phần nâng cao
sức mạnh chính trị trong bộ máy chỉ đạo điều hành, từ đó mọi chủ trương của
Đảng và chính sách của Nhà nước về TDCSXH được nắm bắt và triển khai kịp thời
đến người dân, khắc phục hiệu quả các tồn tại so với trước đây. Bên cạnh đó,
chính quyền địa phương tạo điều kiện hỗ trợ với 38 điểm giao dịch tại các xã,
thị trấn trong huyện để NHCSXH tổ chức giao dịch an toàn, đảm bảo mục tiêu 100%
người nghèo và các đối tượng chính sách có nhu cầu đều được giải quyết cho vay
và được tiếp cận đầy đủ các sản phẩm, dịch vụ do NHCSXH cung cấp.
Các điểm giao dịch xã, thị
trấn giúp hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác tiếp cận hiệu quả
nguồn tín dụng ưu đãi.
Nhằm
nâng cao hơn nữa hoạt động TDCSXH, UBND huyện Thanh Chương đã ban hành công văn
số Số 2190/UBND_NGH ngày 29/7/2021 để triển khai thực hiện Kết luận số
06-KL/TW ngày 10-6-2021 của Ban Bí thư về thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW trong
thời gian tới. Theo đó, yêu cầu các cấp ủy đảng, chính quyền các cấp tập trung
huy động và sử dụng có hiệu quả nguồn lực TDCSXH; phát huy vai trò, chức năng
giám sát, phản biện xã hội của Mặt trận và tổ chức chính trị - xã hội các cấp
đối với hoạt động TDCSXH; tăng cường đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động
NHCSXH đáp ứng tình hình mới, chú trọng nguồn vốn cho vay gắn với định hướng
sản xuất cây trồng, vật nuôi, tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm. Qua đó,
hướng tới đưa vốn tín dụng ưu đãi của Chính phủ trở thành nguồn lực quan trọng
trong phát triển KT-XH ở địa phương.
Trần Thị Vân